Investing

WeWork cho biết đã đạt thỏa thuận với phần lớn chủ nợ và sẽ thu hẹp hoạt động kinh doanh. Thông cáo ảnh chụp trước gương

【ảnh chụp trước gương】WeWork nộp đơn xin phá sản

WeWork cho biết đã đạt thỏa thuận với phần lớn chủ nợ và sẽ thu hẹp hoạt động kinh doanh. Thông cáo của hãng cho biết việc phá sản chỉ giới hạn với các địa điểm của WeWork ở Mỹ và Canada. Công ty này hiện có khối nợ khoảng 10-50 tỷ USD.

"Tôi thực sự biết ơn sự hỗ trợ của các bên liên quan trong quá trình chúng tôi củng cố cấu trúc vốn,ộpđơnxinphásảảnh chụp trước gương và thực hiện quá trình này thông qua Thỏa thuận Hỗ trợ Tái cấu trúc. Chúng tôi vẫn cam kết đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ và đội ngũ nhân viên chất lượng cao để hỗ trợ cộng đồng", CEO WeWork David Tolley cho biết trong thông cáo. Hôm 6/11, cổ phiếu WeWork bị ngừng giao dịch.

Logo WeWork bên ngoài văn phòng ở San Francisco (California, Mỹ). Ảnh: Reuters

Logo WeWork bên ngoài văn phòng ở San Francisco (California, Mỹ). Ảnh: Reuters

Được đại gia viễn thông Nhật Bản SoftBank hậu thuẫn, WeWork từng được định giá đến 47 tỷ USD vào năm 2019. Họ là con cưng của giới đầu tư mạo hiểm, nhưng hiệu quả hoạt động không đạt kỳ vọng.

Công ty rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi kế hoạch IPO năm 2019 thất bại, do nhà đầu tư hoài nghi mô hình văn phòng chia sẻ. Cùng năm đó, nhà đồng sáng lập công ty Adam Neumann cũng bị sa thải sau các bê bối về phong cách quản lý.

Đại dịch càng khiến hoạt động của WeWork gặp khó khi nhiều công ty đột ngột chấm dứt thuê văn phòng. Tình hình kinh tế đi xuống sau đó cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hơn nữa.

Đến 2021, WeWork chính thức lên sàn thông qua việc sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Tuy nhiên, kể từ đó, họ đã mất 98% giá trị. Hồi tháng 8/2023, WeWork đã đề cập đến rủi ro phá sản.

Cựu CEO kiêm đồng sáng lập WeWork Adam Neumann cho rằng việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản là điều "đáng thất vọng". "Tôi đã chứng kiến công ty trượt dốc từ năm 2019, khi không thể thúc đẩy được loại sản phẩm đang phù hợp hơn bao giờ hết. Nhưng tôi tin rằng với chiến lược và nhân sự đúng đắn, việc tái cấu trúc sẽ giúp WeWork hồi sinh mạnh mẽ", ông nói.

Mô hình kinh doanh của WeWork là thuê dài hạn các tòa nhà văn phòng (hoặc các tầng riêng lẻ) sau đó trang hoàng lại để cho thuê. Không đơn giản là cung cấp chỗ ngồi linh hoạt và ngắn hạn, họ lên phương án thu hút khách hàng bằng không gian sang trọng, hiện đại, các dịch vụ tiện ích về giao lưu cộng đồng, giải trí, ăn uống.

Theo báo cáo, WeWork đang cho thuê khoảng 777 địa điểm trên 39 quốc gia, trong đó 30% ở Mỹ. Công ty sẽ phải trả khoản tiền thuê nhà ước tính 10 tỷ USD bắt đầu từ nửa cuối năm nay đến cuối năm 2027 và thêm 15 tỷ USD bắt đầu từ 2028.

Hà Thu(theo CNBC)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap