Investing

Bán 10 tấn mận hậu chỉ trong 2 tiếng rưỡi đN bongdalive

【bongdalive】Kinh doanh thời đại số: Bán chục tấn nông sản chỉ sau vài giờ

Bán 10 tấn mận hậu chỉ trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ

Bùi Văn Toản (22 tuổi) sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở vùng núi xa xôi,ờiđạisốBánchụctấnnôngsảnchỉsauvàigiờbongdalive cách trở của xã Cò Nòi, H.Mai Sơn (Sơn La). Sau khi học xong lớp 12, Toản nghỉ học để về phụ giúp bố mẹ.

Kinh doanh thời đại số: Bán chục tấn nông sản chỉ sau vài giờ - Ảnh 1.

Ngoài việc tìm đầu ra cho nông sản, Tú còn giới thiệu những đặc sản của quê hương qua livestream

NVCC

"Nhà mình trồng hơn 1.000 gốc mận hậu, thu nhập của gia đình trông đợi hoàn toàn vào đó. Thế nhưng năm nào được mùa thì mất giá và ngược lại. Khi thấy cảnh cha mẹ mất ăn mất ngủ để tìm đầu ra cho quả mận, mình tự nhủ phải làm điều gì đó", Toản chia sẻ.

Do đó, sau khi hoàn thành bậc học THPT, chàng trai này đi khắp các chợ đầu mối từ Bắc vào Nam để tìm nguồn bỏ sỉ mận hậu. Toản kể: "Dù mình đi vào tận các chợ trong miền Nam để tìm đầu ra cho mận hậu, thế nhưng số lượng bán được cũng không nhiều. Hơn nữa, do khoảng cách xa xôi nên trong quá trình vận chuyển cũng gặp rất nhiều rủi ro: xe hỏng, tai nạn… làm mận bị hư hao, có chuyến phải chịu lỗ".

Không chỉ vậy, Toản cho biết khi bán cho thương lái còn thường xuyên bị ép giá. "Giá cả bấp bênh, dù bị ép giá nhưng mình vẫn phải bán để mong gỡ gạc được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Có thời điểm mận rớt giá thê thảm nên nhà mình định chặt bỏ hết để đổi sang trồng loại cây khác", Toản nhớ lại.

Không thể ngồi yên chứng kiến cảnh mận bị thương lái ép giá, thu nhập bấp bênh, Toản quyết định tìm hướng đi khác cho nông sản. Sau thời gian tìm hiểu, đến tháng 2.2023, Toản chính thức "bén duyên" với việc livestream bán hàng trên nền tảng TikTok.

"Nơi mình ở là vùng núi, khá xa thị trấn nên việc tiếp cận internet còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, mình nhận thấy mọi người bán hàng qua livestream nhiều nên muốn thử sức", chàng trai trẻ cho biết.

Kinh doanh thời đại số: Bán chục tấn nông sản chỉ sau vài giờ - Ảnh 2.

Khúc Thành Tú tận dụng mạng xã hội để tiêu thụ nông sản cho gia đình và bà con nông dân

NVCC

Toản kể tuần đầu tiên livestream không có người xem nên cũng chẳng bán được hàng. Tuy vậy anh chàng không nản chí. "Thay vì ngồi trong nhà, mình ra tận vườn mận để livestream. Trưa đi làm về mọi người tranh thủ nghỉ ngơi, còn mình thì ra vườn livestream. Nhiều người thấy vậy nói mình dở hơi, làm chuyện không giống ai. Nhưng may mắn nhờ vậy mà kênh của mình bắt đầu có người xem, ban đầu vài chục người, sau đó lên tới vài ngàn người", Toản vui vẻ kể lại.

Chàng trai trẻ hào hứng chia sẻ có phiên live kéo dài 2 tiếng rưỡi đồng hồ đã bán được khoảng 10 tấn mận, thu về gần 200 triệu đồng. "Vườn mận hậu của nhà mình mỗi mùa thu hoạch được khoảng 35 - 40 tấn. Nếu lúc trước cả tháng cũng chưa chắc bán xong thì bây giờ khoảng 1 tuần là tiêu thụ hết. Do vậy sau khi bán hết mận của nhà thì mình sẽ livestream giúp cho bà con gần đó. Bình thường ở giữa vụ mận, thương lái chỉ mua với giá khoảng 12.000 - 13.000 đồng/kg, nhưng từ khi bán qua livestream, giá mận tăng lên từ 19.000 - 20.000 đồng/kg", Toản kể.

Khi được hỏi "Bán hàng qua livestream có khó không?", Toản cho hay bản thân là người ngại giao tiếp, thế nhưng vẫn có thể thuần thục, duyên dáng khi nói chuyện với khách hàng. "Bình thường đi bán ngoài chợ, mình chỉ nói chuyện khoảng 5 phút, nhưng giờ phải nói liên tục hơn 2 tiếng đồng hồ. Vì không có kinh nghiệm, những ngày đầu mình không biết nói gì nên phải lên mạng tìm hiểu rồi đứng trước gương tập luyện. Dần dà mình bắt đầu tự tin và giao lưu với mọi người lưu loát hơn", Toản chia sẻ.

Theo Toản, muốn thu hút người xem thì thỉnh thoảng trong lúc livestream phải bắt trend (xu hướng) chứ không chỉ đơn thuần ngồi trước điện thoại giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, chàng trai này cho rằng sản phẩm chất lượng mới là yếu tố quan trọng nhất để được mọi người ủng hộ.

Không lo nông sản bị ế

Cũng sinh ra trong một gia đình thuần nông ở H.Mộc Châu (Sơn La), Khúc Thành Tú (24 tuổi) đã giúp nông sản của gia đình thoát khỏi bài toán "được mùa mất giá, được giá mất mùa" như nhiều năm trước. Tú kể: "Có một lần mình chở 80 kg mận hậu của nhà đi bán nhưng không ai mua. Họ ép giá chỉ 3.000 - 4.000 đồng/kg, thật sự mình uất ức đến nỗi nhất quyết không bán, thà mang về đổ bỏ".

Kinh doanh thời đại số: Bán chục tấn nông sản chỉ sau vài giờ - Ảnh 3.

Chỉ trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ livestream, Bùi Văn Toản đã bán được 10 tấn mận hậu

CHỤP MÀN HÌNH

Tú cho biết trước kia mỗi khi mận hậu vào mùa thu hoạch thì chỉ có cách ngồi đợi thương lái đến thu mua hoặc bỏ sỉ ở chợ đầu mối. Thế nhưng giá cả lại bấp bênh vì bị người mua ép giá, có khi nông dân phải năn nỉ để bán. Không muốn tiếp tục chứng kiến tình trạng đó, Tú bắt đầu tìm hiểu và thử livestream bán hàng trên TikTok vào đầu tháng 6 năm nay.

"Việc bán hàng kiểu 4.0 này mang lại rất nhiều lợi ích trong khi thực hiện cũng đơn giản vì chỉ cần 1 chiếc điện thoại kèm theo chân máy là đủ. Còn nếu mở cửa hàng thì phải tốn rất nhiều chi phí như thuê mặt bằng, nhân viên, trang trí, phí nhập hàng… Hay bán cho thương lái thì bị phụ thuộc", Tú chia sẻ.

Kinh doanh thời đại số: Bán chục tấn nông sản chỉ sau vài giờ - Ảnh 4.

Nhận thấy hiệu quả từ hình thức livestream, sau khi hết mùa mận hậu, Toản tiếp tục với quả na

NVCC

Từ những lợi ích trên, chàng trai 9X cho rằng livestream là hình thức ứng dụng chuyển đổi số nhanh, gần gũi và hiệu quả nhất với người nông dân. Là gia đình thuần nông nên thu nhập 1 tháng cao nhất của nhà Tú cũng chỉ 10 triệu đồng. Thế nhưng từ khi biết đến livestream, thu nhập gia đình đã tăng gấp 4 - 5 lần và có thể chủ động chứ không phải ngồi đợi thương lái đến thu mua như trước.

"Các năm trước, có thời điểm mận hậu chỉ bán được với giá 3.000 - 4.000 đồng/kg, nhưng từ khi biết đến livestream, loại trái cây này luôn giữ giá ổn định ở mức 17.000 - 20.000 đồng/kg. Nhờ livestream mà có khi không đủ nông sản để bán", Tú chia sẻ.

Ngoài mận hậu, Tú còn livestream bán những mặt hàng đặc sản của quê hương như lê, ớt palermo, mận sấy, măng khô… Tú cho biết nông sản được bán một phần do nhà trồng được, còn chủ yếu là liên kết với các chủ vườn và hợp tác xã để thu mua.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap