Investing

Đó là xecơm tấmcủa bà Phùng Ngọc San (70 tu& lịch world cup

【lịch world cup】Cơm tấm lạ 45 năm của vợ chồng già ở TP.HCM: Kỷ lục bán 1 tiếng hết

Đó là xe cơm tấm của bà Phùng Ngọc San (70 tuổi) và chồng,ơmtấmlạnămcủavợchồnggiàởTPHCMKỷlụcbántiếnghếlịch world cup ông Phạm Văn Đức (68 tuổi), nằm trước một con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng (Q.3, TP.HCM). Quán được khách yêu thích vì miếng sườn trong dĩa cơm tấm có một không hai, từ cách chế biến độc lạ của ông bà chủ.

Dĩa cơm "độc nhất"

Chiều chiều, 17 giờ hơn, vợ chồng bà San lụi cụi dọn hàng. Thời điểm này, ông bà phụ nhau làm những phần ăn cho khách ghé mua đều đặn, vì tuổi đã cao, lại có bệnh trong người nên họ làm mọi thứ có phần chậm hơn bình thường. Song, khách vẫn thông cảm chờ đợi. Ông bà cũng cố gắng hết sức, làm những phần ăn nhanh nhất trong khả năng để mang ra cho khách.

Cơm tấm độc lạ 45 năm của vợ chồng già ở TP.HCM: 'Kỷ lục' 1 tiếng hết - Ảnh 1.

Gia đình bà San bán cơm tấm từ trước 1975. Lấy chồng, bà quyết định theo nghề để có kế sinh nhai.

CAO AN BIÊN

Xe cơm nhìn đơn sơ nhưng hấp dẫn với những phần sườn, bì, chả, đồ chua, dưa leo được đặt lên trên. Xung quanh là vài cái bàn để phục vụ khách ngồi ăn tại chỗ, đa phần người đến đều mua mang về. Càng về chiều tối, lượng khách càng đông đúc hơn khiến vợ chồng chủ quán làm "không kịp thở".

Tâm sự với tôi, bà San cười nói quán được ông bà mở sau 1975 vài năm, tính tới nay ngót nghét cũng gần 45 năm. Hồi trước, gia đình bà cũng bán món cơm tấm này, mới mười mấy tuổi đã phụ mẹ bán. Sau khi lấy ông, bà quyết định bán cơm, theo nghề truyền thống của gia đình. Cứ như vậy, xe cơm hiện diện trên góc đường quen thuộc này hàng thập kỷ qua.

Thoạt nhìn, xe cơm của vợ chồng bà không khác với những quán cơm tấm bình dân ở TP.HCM là mấy. Tuy nhiên, quán đông nghẹt khách tới ăn, dù là ngày giữa tuần, khiến tôi tự hỏi liệu có gì đặc biệt trong dĩa cơm mà người ta mê tới vậy.

Bà chủ cười hiền, nói rằng có thể do khách thương ông bà lớn tuổi nhưng vẫn mưu sinh nên ủng hộ suốt bao năm qua. Bà San nói rằng, đa phần, họ đều là khách "ruột". Thêm vào đó, cách bà nấu ăn cũng có những bí quyết riêng không giống với bất kỳ đâu, nhất là cách ướp và chế biến sườn.

Cơm tấm độc lạ 45 năm của vợ chồng già ở TP.HCM: 'Kỷ lục' 1 tiếng hết - Ảnh 2.

Xe cơm được vợ chồng bà bán gần 45 năm nay.

CAO AN BIÊN

[CLIP]: Cơm tấm độc lạ 45 năm của vợ chồng già ở TP.HCM: 'Kỷ lục' 1 tiếng hết.

"Sườn chỗ tôi sau khi ướp cho thật thấm gia vị sẽ được đem đi nướng. Sau khi nướng xong, lúc khách gọi món sẽ được đem chiên lại một lần. Lúc này, miếng sườn sẽ rất mềm, thơm", bà chủ bật mí bí quyết của quán.

Ông Đức, chồng bà San kế bên nghe vậy cũng góp chuyện, tâm sự rằng ngày trước, 2 vợ chồng bán hai buổi sáng, chiều. Hơn 10 năm nay, vì tuổi đã cao, nên họ chỉ bán buổi tối. Có những ngày khách đông, kỷ lục của quán bán hơn 1 tiếng là hết. Bình thường, khách đều đặn, ông bà bán 3 - 4 tiếng là dọn hàng.

"Ngon hết sẩy!"

Mỗi phần cơm ông bà bán, có giá dao động từ 35.000 - 50.000 đồng, tùy nhu cầu của khách. Trong đó, mỗi dĩa cơm sẽ có sườn, bì, chả, trứng, đồ chua, dưa leo ăn kèm. Phải nói dĩa cơm ở đây hoàn toàn xứng đáng với giá tiền, khi phần sườn được ướp gia vị đậm đà, mềm, thơm khác với những nơi khác tôi từng ăn qua.

Các thành phần được rưới lên một chút nước mắm kẹo, đúng là "ngon hết sẩy", như lời nhận xét của anh Phùng Ngọc Huy (24 tuổi), là khách quen của quán). Dĩa cơm, với tôi xứng đáng được điểm 9/10, khi hương vị có phần thiên ngọt, hợp với khẩu vị người miền Nam như tôi.

Cơm tấm độc lạ 45 năm của vợ chồng già ở TP.HCM: 'Kỷ lục' 1 tiếng hết - Ảnh 4.

Chủ quán lớn tuổi nên làm món có chậm hơn, song khách vẫn rất thông cảm.

CAO AN BIÊN

Cơm tấm độc lạ 45 năm của vợ chồng già ở TP.HCM: 'Kỷ lục' 1 tiếng hết - Ảnh 5.

Quán nằm ở hẻm 148 Lý Chính Thắng (Q.3).

CAO AN BIÊN

Ông Bùi Tấn Hoàng (52 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận) cho biết mình ăn cơm ở đây hơn chục năm nay. Vì thích hương vị sườn chiên cũng như giá cả phải chăng, mỗi tuần ông Hoàng thường dẫn vợ ghé ăn, ít thì 2 - 3 ngày, nhiều thì 5 - 6 ngày.

"Nói chung cơm ở đây ngon, ăn quen rồi. Tôi ăn nhiều chỗ nhưng thấy chỗ này vẫn hợp với mình nhất nên chọn làm quán "ruột" luôn. Sau này thấy có mấy cháu trẻ lại ăn nhiều, chắc nhờ mạng xã hội", nhìn khách vây quanh xe cơm, ông Hoàng bày tỏ.

Vợ chồng bà San có 4 người con. Nhờ xe cơm này, họ nuôi các con khôn lớn, trưởng thành. Nay, khi các con đã có cuộc sống riêng, hoàn cảnh cũng không giá giả, nên họ quyết duy trì xe cơm này để nuôi sống bản thân, kiếm tiền chữa bệnh. Xe cơm, chính là chén cơm của vợ chồng này nên họ quyết bán khi nào không còn sức để bán nữa, mới thôi...

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap