Investing

Xu thế không thể đảo ngượcTờ Nikkei Asia vừa  hạt chia

【hạt chia】Chuỗi cung ứng công nghệ chuyển hướng mạnh khỏi Trung Quốc

Xu thế không thể đảo ngược

Tờ Nikkei Asia vừa đưa tin Tập đoàn Dell,ỗicungứngcôngnghệchuyểnhướngmạnhkhỏiTrungQuốhạt chia chuyên sản xuất máy tính của Mỹ, đặt mục tiêu ngừng sử dụng chip sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024. Dell cũng đã yêu cầu các nhà cung cấp giảm đáng kể số lượng các thành phần “sản xuất tại Trung Quốc” khác trong các sản phẩm của Dell như một phần trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh lo ngại về căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Một cửa hàng của Dell tại Liêu Ninh, Trung Quốc

China Daily

“Sự thay đổi quyết tâm không chỉ liên quan đến những con chip hiện được sản xuất bởi các doanh nghiệp Trung Quốc mà còn tại các cơ sở ở nước này”, tờ Nikkei Asia dẫn lời một nguồn tin thân cận nhận định. Cũng theo nguồn tin này: “Nếu các nhà cung cấp không có biện pháp ứng phó, cuối cùng họ có thể mất đơn đặt hàng từ Dell”. Chính vì thế, động thái của Dell có thể khiến các nhà cung cấp của tập đoàn này phải chuyển hướng sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Không chỉ Dell, theo tờ Nikkei Asia, một đối thủ của tập đoàn này là HP (Mỹ) cũng đã bắt đầu khảo sát các nhà cung cấp của mình để đánh giá tính khả thi của việc chuyển hoạt động sản xuất và lắp ráp ra khỏi Trung Quốc.

Giám đốc điều hành của một nhà cung cấp chip cho cả Dell và HP thông tin: “Trước đây, chúng tôi biết Dell có kế hoạch đa dạng hóa khỏi Trung Quốc, nhưng lần này khá triệt để. Họ thậm chí không muốn chip của mình được sản xuất tại Trung Quốc, với lý do lo ngại về chính sách của chính phủ Mỹ… Đó là một kế hoạch thực sự và đang diễn ra, xu hướng này có vẻ không thể đảo ngược”.

Việt Nam là một trong các điểm đến

Ngoài chip, Dell đã yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện khác như mô đun điện tử và bảng mạch in, cũng như các nhà lắp ráp sản phẩm giúp chuẩn bị năng lực ở các quốc gia ngoài Trung Quốc, như Việt Nam - theo tờ Nikkei Asia dẫn một số nguồn tin.

Liên quan xu thế này, cuối tháng 12.2022, tờ Nikkei Asia đưa tin Apple có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất máy tính MacBook sang Việt Nam. Cụ thể hơn, theo đề nghị từ Apple, Tập đoàn Foxconn (Đài Loan), đơn vị gia công sản phẩm cho Apple, dự kiến bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam từ tháng 5.2023.

Mỹ tìm cách tăng cường chặn linh kiện bán dẫn đến Trung Quốc

Hôm qua (9.1), Bloomberg dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, cho biết Mỹ đang thảo luận với Nhật Bản, Hà Lan và Hàn Quốc nhằm hạn chế xuất khẩu công nghệ chế tạo, linh kiện bán dẫn sang Trung Quốc. Theo đó, Washington đang cần các bên thống nhất một thỏa thuận chung và có thể phải mất nhiều thời gian.

“Tất cả các bên đều có mặt tại bàn, tất cả các bên đều có lợi ích chung đối với kết quả. Mọi người đều có những khía cạnh khác nhau trong ngành,” ông Emanuel nói và cho biết: “Thỏa thuận đang được tìm kiếm sẽ không chỉ là song phương, mà phải là đa phương”.

Bên cạnh đó, Apple đã phát triển các địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc cho tất cả các dòng sản phẩm chính của tập đoàn này. “Tất cả các sản phẩm chủ lực của Apple về cơ bản sẽ có thêm một địa điểm sản xuất ngoài Trung Quốc... iPhone ở Ấn Độ và MacBook, Apple Watch và iPad ở Việt Nam”, theo một nguồn tin thân cận.

Trả lời Thanh Niên, GS David Dapice (chuyên gia kinh tế tại Trung tâm ASH thuộc Trường Chính sách công Kennedy của Đại học Harvard, Mỹ) cho rằng ngay cả khi chính quyền Bắc Kinh dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch theo chính sách zero-Covid thì các tập đoàn toàn cầu, nhất là của phương Tây, vẫn có xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nguyên nhân theo ông là vì: “Chi phí lao động ngày càng tăng và căng thẳng địa chính trị”. Vấn đề “căng thẳng địa chính trị” chính là cuộc cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung khiến các doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc chịu nhiều rủi ro. Và trong quá trình đó, theo GS Dapice đánh giá, thì Việt Nam là điểm đến sáng giá cho quá trình dịch chuyển trên.

Tương tự, CNBC mới đây dẫn một số phân tích cho rằng Việt Nam và Ấn Độ nổi lên như 2 điểm đến tiềm năng cho quá trình chuyển dịch chuỗi sản xuất linh kiện bán dẫn. Điển hình, Samsung, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, được cho là đã cam kết đầu tư thêm hàng tỉ USD vào Việt Nam để có thể bắt đầu sản xuất linh kiện bán dẫn từ giữa năm 2023.

Chính vì thế, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn cho quá trình dịch chuyển của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap