Investing

Ngày 2/10, BS.CKII Võ Ngọc Bích, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa sắc hiệp

【sắc hiệp】Tán sỏi mật không gây mê

Ngày 2/10,ánsỏimậtkhônggâymêsắc hiệp BS.CKII Võ Ngọc Bích, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết bệnh nhân Đặng Thị Trợ (ngụ Gia Lai) đã được phẫu thuật nội soi cắt túi mật và mở ống đường mật chủ lấy sỏi tại một bệnh viện khoảng hai tháng trước, đến nay vẫn đau và còn sót sỏi to ở đoạn cuối ống mật chủ. Kết quả chụp X-quang đường mật qua ống dẫn lưu Kehr cho thấy bà vẫn còn nhiều sỏi ở ống mật chủ.

Sỏi đường mật không điều trị kịp thời dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như tắc mật gây nhiễm trùng đường mật, áp xe gan, sốc nhiễm khuẩn đường mật, ung thư đường mật trong gan, nhiễm trùng huyết gây tử vong, theo bác sĩ Bích.

Bà Trợ lớn tuổi, mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, chức năng thận suy giảm, khoa Ngoại Tiêu hóa sau khi hội chẩn liên chuyên khoa Tim mạch, Nội tiết, Thận học... quyết định tán phần sỏi còn sót lại trong ống mật chủ qua ống dẫn lưu Kehr (loại ống nhỏ hình chữ T giúp dịch mật chảy một phần vào đường tiêu hóa và một phần ra ngoài).

Bệnh nhân có nhiều sỏi to cứng chắc nằm trong ống mật, đường mật viêm nên khó có thể lấy hết trong một lần bằng máy tán sỏi laser.

"Bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền nên được tiền mê (dùng thuốc gây mê liều nhẹ, thời gian ngắn, không gây mê sâu) và gây tê tại chỗ, giữ tình trạng tỉnh táo, theo dõi sát sức khỏe khi mổ nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình tán sỏi", bác sĩ Bích giải thích.

Bệnh nhân có thể theo dõi quá trình tán sỏi thông qua màn hình trong phòng mổ. Sỏi sau khi được tán nhỏ theo đường mật xuống ruột non và đào thải ra ngoài.

Bác sĩ Võ Ngọc Bích (thứ hai từ trái sang) cùng ê kíp phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Võ Ngọc Bích (thứ hai từ trái sang) cùng ê kíp phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sau phẫu thuật, bà Trợ ăn uống, đi lại bình thường, không đau bụng. Trước khi xuất viện, người bệnh được chụp lại X-quang đường mật đảm bảo sỏi sạch và rút ống Kehr.

Bác sĩ Bích cho biết tán sỏi bằng máy laser là phương pháp điều trị tiên tiến, ít xâm lấn, hiệu quả, an toàn, ít biến chứng. So với tán sỏi bằng máy điện thủy lực trước đây, phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn. Máy tán sỏi laser có thể điều chỉnh cường độ từ thấp đến cao nên viên sỏi được tán dễ dàng, tránh làm tổn thương, mất máu hoặc làm thủng đường mật trong lúc tán sỏi. Nhờ vậy bệnh nhân hồi phục nhanh.

Bà Trợ (trái) cùng con gái sau khi tán sỏi một ngày. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bà Trợ (trái) cùng con gái sau phẫu thuật một ngày. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sỏi đường mật là tình trạng nhiều viên sỏi nằm trong lòng ống mật, bao gồm sỏi đường mật trong hoặc ngoài gan; sỏi từ trong túi mật rớt xuống ống mật chính hoặc do ký sinh trùng từ đường ruột vào đường mật tạo ra các xác giun lâu ngày tạo sỏi trong đường mật...

Yếu tố thúc đẩy có khả năng mắc sỏi đường mật cao gồm phụ nữ, ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, thừa cân, béo phì, ít vận động, giảm cân cấp tốc. Chế độ ăn uống sinh hoạt không an toàn có nhiều giun sán và ký sinh trùng đường ruột cũng là yếu tố nguy cơ.

Để phòng ngừa bệnh tái phát và biến chứng, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh như hạn chế các món sống, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước. Tẩy giun sán định kỳ 6 tháng một lần phòng ngừa nhiễm khuẩn do giun sán. Tập thể dục để tăng vận động đường mật và tránh ứ mật trong gan. Người có dấu hiệu nghi ngờ sỏi mật nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Quyên Phan

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap